Eucalyptus oil
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Eucalyptus Oil là gì?
Eucalyptus là loại cây chúng ta thường gọi là cây bạch đàn (hay khuynh diệp). Từ lâu, Eucalyptus được biết đến có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, trong đó lá bạch đàn có thể trị nhiễm trùng, sốt, đau bụng, giảm ho, bệnh đường hô hấp, hen suyễn, lao phổi, viêm xương khớp, đau khớp, mụn trứng cá cùng rất nhiều các bệnh lý khác, thậm chí cả ung thư.
Eucalyptus oil chính là loại dầu được chưng cất từ lá cây khuynh diệp. Thành phần của tinh dầu khuynh diệp là cineole (hay còn gọi là eucalyptol). Eucalyptus oil qua nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng vô cùng hiệu quả trong giảm sưng, giảm đau qua cơ chế điều chỉnh với đáp ứng miễn dịch. Tinh dầu từ cây khuynh diệp còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế ho.

Eucalyptus oil pha loãng có thể dùng uống giúp hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp (giảm ho, trị viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, nhiễm trùng hô hấp…). Bên cạnh đó, Eucalyptus oil còn dùng như thuốc long đờm trong điều trị ho, sát trùng, hạ sốt và còn là thành phần của một số dung dịch xông hơi. Ngoài ra, Eucalyptus oil cũng có tác dụng điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư.
Nhiều người còn dùng tinh dầu khuynh diệp trong điều trị đau khớp, nhiễm herpes cơ quan sinh dục, nghẹt mũi, ngừa côn trùng cắn. Trong nha khoa, tinh dầu khuynh diệp là thành phần trong một số sản phẩm nha khoa.
Điều chế sản xuất
Lá khuynh diệp sau khi được sấy khô, đem nghiền nát và chưng cất để giải phóng tinh dầu. Sau khi dầu đã được chiết xuất tinh dầu, người dùng phải pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate là gì?

Thành phần Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate có tên hóa học gồm Benzenepropanoic Acid, 3,5-Bis(1,1-Dimethylethyl)-4-Hydroxy-, 2,2-Bis[[3-[3,5-Bis(1,1-Dimethylethyl)-4-Hydroxyphenyl]-1-Oxopropoxy] Methyl]-1,3-Propanediyl Ester. Tên gọi khác là Tinogard TT. Đây là chất chống oxy hóa và chất bảo quản.
Pentaerythrityl tetra-di-t-butyl hydroxyhydrocinnamate là chất rắn màu trắng, vô định hình có nhiệt độ nóng chảy trên 100 độ C, độ hòa tan trong nước rất thấp và mức độ ưa béo cao. Chất này thủy phân khá bền trong nước tinh khiết với thời gian bán hủy dài hơn 2 năm ở 25 độ C. Tạp chất của thành phần này là Methyl 3- (3,5-di-t-butyl-4-hydroxyphenyl) propionat.
Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate được cho là lựa chọn thay thế lý tưởng cho chất BHT trong mỹ phẩm, một chất chống oxy hóa và ổn định thành phần nhưng có nhiều tranh cãi về nguy cơ gây ung thư ở người dùng.
Chất chống oxy hóa tổng hợp này không mùi thường được thêm vào các công thức chăm sóc da như kem chống nắng và son môi để đảm bảo hiệu quả nhất quán và sự ổn định của các chất chống oxy hóa khác.
Trọng lượng phân tử cao của Pentaerythrityl tetra-di-t-butyl hydroxyhydrocinnamate không xâm nhập vào bề mặt da và được xem là an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm.
Cơ chế hoạt động
Pentaerythrityl Tetra-Di-T-Butyl Hydroxyhydrocinnamate là một phân tử có khả năng chống oxy hóa. Khi sử dụng với hàm lượng thấp (ít hơn 0.8%), thành phần này sẽ đóng vai trò là một chất bảo quản. Cụ thể hơn, nó sẽ giúp ngăn ngừa sự đổi màu hoặc các kiểu oxy hóa khác của sản phẩm.
Thioredoxin là gì?
Thioredoxin là loại protein phân tử nhỏ hoạt động như chất chống oxy hóa khử và rất cần thiết cho sự sống của động vật có vú.
Thioredoxin là cầu nối liên lạc giữa các tế bào, đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng oxy hóa khử cũng như phản ứng oxy hóa. Loại protein này có khả năng bảo vệ tế bào chống lại sự mất cân bằng giữa quá trình hình thành gốc tự do có oxy và cơ chế chống lại các gốc tự do tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, Thioredoxin còn góp phần vào việc bảo vệ các tế bào khỏi yếu tố hoại tử khối u (TNF) cũng như giúp làm giảm các liên kết của protein hòa tan được tạo ra bởi H2O2 và hoạt động như một chất khử gốc tự do.
Theo các nghiên cứu chuyên sâu về mắt, sự suy giảm của Thioredoxin là một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng cận thị tiến triển, khiến hai bộ phận quan trọng nhất trong mắt là thủy tinh thể và võng mạc bị thay đổi cấu trúc và chức năng. Hậu quả là khiến thị lực bị suy giảm.
Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy sự suy giảm Thioredoxin có liên quan đến tình trạng nhìn mờ và các triệu chứng nhức, mỏi mắt ở người cận thị. Việc kịp thời bổ sung, ổn định và tăng cường Thioredoxin cho mắt sẽ giúp thủy tinh thể và võng mạc không sớm rơi vào tình trạng lão hóa và hư tổn, tránh được cận thị sớm, tăng nặng, gây suy giảm thị lực cũng như nguy cơ mù lòa.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây tắc kè đá.
Tên khác: Tổ rồng, Tổ phượng, Cốt toái bổ, Bổ cốt toái.
Tên khoa học: Drynaria bonii Christ thuộc, Họ Ráng (Polypodiaceae), Lớp Dương xỉ ( Polypodiaceae). Ở Việt Nam có mấy loài Tắc kè đá đều được dùng làm thuốc như: Drynaria fortunei J. Sm, Drynaria bonii Christ.
Đặc điểm tự nhiên
Tắc kè đá là loài thực vật sống cộng sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn. Thân rễ có dạng mầm như củ gừng, có lông và được phủ vảy màu vàng bóng.

Cây có 2 dạng lá trên cùng một cây. Một loại là lá hứng mùn thì khô, màu nâu ôm chặt vào thân và có hình trái xoan. Còn 1 loại lá khác là lá bình thường. Lá này thường dài 25 – 45cm, phiến lá màu xanh, lá xẻ thùy lông chim, mỗi lá gồm có 3 – 7 cặp lông chim, cuống dài 10 – 20cm. Lá hứng mùn có hình trái xoan, thường khô, có màu nâu và ôm lấy thân. Mặt dưới lá có các túi bào tử nằm rải rác không đều. Cốt toái bổ sinh sản bằng cách phán tán những bào tử này ra môi xung quanh vào tháng 5 - 6 hằng năm.
Drynaria fortunei J. Sm có lá xẻ răng cưa, bào tử xếp đều đặn còn Drynaria bonii Christ có mép lá lượn sóng, bào tử sắp xếp không đều.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây mọc hoang ở dọc suối, núi đá và trên những thân cây gỗ, những nơi có tiết trời ẩm thấp quanh năm. Ở nước ta Tắc kè đá tập trung nhiều ở các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, An Giang, Quảng Trị và Lâm Đồng. Ngoài ra cây Tắc kè đá cũng mọc nhiều ở Miền Trung và Miền Bắc nước Lào và Campuchia.

Thu hái thân rễ Tắc kè đá gần như quanh năm. Nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào tháng 4 – 9 hằng năm.
Sau khi thu hoạch những thân rễ củ già, chọn lựa những củ có chất lượng tốt đem cạo bỏ lông, loại bỏ hết lá, sau đó thái phiến nhỏ và đem phơi khô. Khi dùng đem đốt nhẹ cho cháy hết lông phủ bên ngoài, đem thân rễ ủ cho mềm rồi tiếp tục tẩm mật và sao vàng tùy từng loại bệnh. Có thể dùng đơn độc hay kết hợp với các vị thuốc khác hợp thành bài thuốc.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ của cây tắc kè đá (Tên dược liệu là Rhizoma Drynariae Bonii) - được thu hoạch để làm thuốc.
Sunflower oil là gì?
Sunflower oil (hay còn gọi dầu hạt hướng dương, dầu hướng dương) chứa hàm lượng axit linoleic 60% (trung bình) có khả năng giúp bổ sung, tăng cường và làm dịu da. Bên cạnh đó, dầu hướng dương còn chứa các axit béo có lợi khác bao gồm oleic, palmitic, stearic và một lượng nhỏ axit linolenic omega-3. Đây đều là những chất cần thiết cho sức khỏe của làn da.
Sunflower oil mang lại nhiều tác dụng cho mọi làn da, đặc biệt thích hợp đối với làn da khô, da mất nước hoặc làn da bị tổn thương do môi trường. Hàm lượng axit linoleic trong dầu hướng dương giúp da tổng hợp lipid (chất béo), trong đó có ceramides; đồng thời còn giúp sửa chữa hàng rào của nó và dẫn đến làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, từ lâu các nhà sản xuất còn dùng sunflower oil để giảm các dấu hiệu căng thẳng hoặc kích ứng da. Các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng thì dầu hướng dương bôi có thể được dùng thay thế cho các loại steroid tại chỗ để kiểm soát chứng rối loạn da này.
Có thể nói, dầu hướng dương là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, giàu chất dinh dưỡng lẫn chất chống oxy hóa. Các vấn đề chăm sóc da như mụn trứng cá, viêm, đỏ và kích ứng da đều có thể được giải quyết bằng loại dầu này
Sunflower oil tinh luyện có màu trong, hơi ngả sang màu hổ phách, vị trung tính và mùi hơi béo. Các chất béo trung tính trong dầu hướng dương có tỷ lệ khác nhau, cụ thể:
-
Axit linoleic (omega-6 không bão hòa đa) chiếm 59%;
-
Axit oleic (omega-9 không bão hòa đơn) chiếm 30%;
-
Axit stearic (bão hòa) chiếm 6%;
-
Axit palmitic (bão hòa) chiếm 5%.
Ngoài ra, sunflower oil còn chứa các thành phần khác bao gồm polyphenol, terpenoids, squalene và lượng lớn vitamin E. Có thể phân loại sunflower oil như sau:
-
Loại dầu hướng dương tinh luyện: Được sản xuất bằng cách chiết xuất dung môi, khử keo và tẩy trắng nên làm cho dầu có tính chất ổn định và thích hợp cho việc nấu ở nhiệt độ cao. Đáng chú là với loại tinh luyện này, một số chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc sẽ giảm. Khi gặp nhiệt độ cao, một số axit béo không bão hòa đa thậm chí chuyển hóa thành chất béo chuyển hóa.
-
Loại dầu hướng dương chưa tinh luyện: So với loại đã tinh luyện thì loại dầu này dễ bị oxy hóa, kém bền nhiệt hơn nhưng ưu điểm là giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng, hương vị và màu sắc ban đầu.

Điều chế sản xuất
Người ta dùng phương pháp ép trực tiếp hoặc sử dụng dung môi hóa học để sản xuất ra sunflower oil từ hạt của loài hoa hướng dương. Điểm bốc khói của dầu hướng dương là 225 độ C, thấp hơn so với dầu đậu nành.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Thương nhĩ tử.
Tên khác: Ké đầu ngựa.
Tên khoa học: Xanthium strumarium L., Asteraceae (họ Cúc).
Đặc điểm tự nhiên
Thương nhĩ tử là loại cây thân thảo sống hàng năm, cao khoảng 20–90 cm, thân mọc thẳng, phân nhánh, thường có lốm đốm màu tím và có lông ngắn màu trắng rải rác trên bề mặt.
Lá màu xanh, hình bầu dục, chủ yếu mọc so le (từ 2–6 lá đôi khi mọc đối nhau), lá dài 5–20 cm và rộng 4–16 cm, hình dạng của các phiến lá là hình mũi mác, tuyến tính, hình trứng, hình tam giác hoặc hình bán cầu, và cả hai bề mặt đều có lông hoặc có sọc, thường có các đốm tuyến, mép nguyên hoặc có răng.
Cụm hoa gần như không cuống, mọc thành cụm, đơn tính. Hoa đực hình cầu, hoa cái hình trứng, đài hoa hình trụ, hoa hình ống, đỉnh 5 răng, nhị 5 răng. Bao phấn thuôn dài và thẳng.

Phân bố, thu hái, chế biến
Thương nhĩ tử được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm Nga, Iran, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên và Nhật Bản. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, Tây Nam Trung Quốc, Bắc Trung Quốc, Đông Trung Quốc và Nam Trung Quốc. Nó thường mọc ở vùng đồng bằng, đồi núi, ven đường hoang vu. Thời gian ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8 và thời kỳ đậu quả kéo dài từ tháng 9 đến tháng 10 ở Trung Quốc.
Bộ phận sử dụng
Quả và phần cây trên mặt đất là bộ phận thường được sử dụng làm thuốc. Thu hái quả khi chín phơi khô. Cây có thể thu hái quanh năm.

Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tô mộc.
Tên khác: Cây gỗ vang, vang nhuộm, tô phượng.
Tên khoa học: Lignum Caesalpiniae sappan (Caesalpinia sappan L.) hay Biancaea sappan L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây tô mộc là một loại thực vật thân gỗ cao từ 7 - 10m, trên thân cây có gai. Lá cây tô mộc thuộc loại lá kép lông chim, bao gồm 12 đôi lá chét hoặc nhiều hơn. Lá có hình dáng tròn ở đầu hơi hẹp phía dưới và mặt dưới lá có nhiều lông. Hoa có 5 cánh mọc thành chùm, hoa màu vàng, nhị hơi lộ ra, phần dưới chỉ nhị có lông ít, bầu hoa được phủ lông màu xám. Quả tô mộc dẹt, hình trứng ngược dai dày và cứng, dài từ 7-10cm, rộng khoảng 3.5-4cm, ở trong quả có 3-4 hạt màu nâu.

Tô mộc dược liệu làm từ cây tô mộc có hình trụ hay nửa trụ tròn, đường kính từ 3-12 cm, dài 10 cm hoặc hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vang, mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có mạch gỗ. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Tô mộc là cây thuốc được sử dụng ở Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ở nước ta cây tô mộc khá phổ biến, chúng mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi trên nước ta.
Thu hái: Cây tô mộc được thu hoạch vào mùa thu.
Chế biến: Người dân chặt những cây gỗ già, sau đó đẽo bỏ phần gỗ giác trắng, còn lại lấy phần gỗ đỏ bên trong, đem cưa thành khúc rồi chẻ ra thành những mảnh nhỏ, mang phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng làm dược liệu từ cây tô mộc là phần gỗ lõi màu đỏ bên trong để nguyên hay chẻ nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Vegetable Glycerin là gì?
Vegetable Glycerin (hay còn gọi là Glycerin thực vật) có nguồn gốc từ thực vật, tan được trong nước. Ở những nồng độ khác nhau, Vegetable Glycerin sẽ mang những thuộc tính khác nhau cũng như được sử dụng với vai trò khác nhau.

Vegetable Glycerin được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp như kem, gel, sản phẩm tạo kiểu tóc… Vegetable Glycerin có thể cung cấp các lợi ích sức khỏe, từ sức khỏe của da đến hydrat hóa tốt hơn và đường ruột được tăng cường.
Theo quy định, thành phần Vegetable Glycerin phải tinh khiết mới được phép sử dụng trong gia công mỹ phẩm hoặc chế biến thực phẩm.
Điều chế sản xuất Vegetable Glycerin
Vegetable Glycerin là một chất lỏng sệt nhẹ như nước siro trong suốt. Người ta chiết xuất Vegetable Glycerin bằng cách làm nóng chất béo thực vật (như đậu nành, dừa hoặc dầu cọ) dưới áp lực hoặc cùng với một chất kiềm mạnh.
Điều chế gia nhiệt với kiềm làm cho glycerin tách ra khỏi các axit béo và trộn với nước, tạo thành một chất lỏng không mùi, có vị ngọt, giống như xi-rô.
Tazobactam là gì?
Tazobactam là một dẫn xuất sulfone axit penicillanic và chất ức chế beta-lactamase có hoạt tính kháng khuẩn. Tazobactam chứa vòng beta-lactam và liên kết không thể đảo ngược với beta-lactamase tại hoặc gần vị trí hoạt động của nó. Điều này bảo vệ các kháng sinh beta-lactam khác khỏi xúc tác beta-lactamase. Thuốc này được sử dụng cùng với các penicilin nhạy cảm với beta-lactamase để điều trị nhiễm trùng do các sinh vật sản xuất beta-lactamase gây ra.
Tazobactam là một dẫn xuất sulfone axit penicillanic và chất ức chế beta-lactamase
Công thức hóa học C10H12N4O5S, Tính chất vật lý Tazobactam là chất rắn vô định hình có nhiệt độ nóng chảy > 170oC. Trọng lượng phân tử 300.294. Dược động học của Tazobactam hiển thị các đặc tính dược động học điển hình của một hợp chất beta-lactam.
Điều chế sản xuất
Tazobactam là một thành viên của nhóm axit penicilanic là sulbactam, trong đó một trong các hydro nguyên metyl ngoại vòng được thay thế bằng nhóm 1,2,3-triazol-1-yl; được sử dụng (dưới dạng muối natri của nó) kết hợp với ceftolozane sulfate để điều trị nhiễm trùng trong ổ bụng và nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp. Nó có vai trò như một chất kháng khuẩn, chất chống nhiễm khuẩn và chất ức chế EC 3.5.2.6 (beta-lactamase). Nó là thành viên của axit penicillanic và là thành viên của triazol. Nó bắt nguồn từ một sulbactam. Nó là một axit liên hợp của một tazobacta.
Cơ chế hoạt động
Tazobactam là một chất ức chế không thể đảo ngược thuộc nhóm kháng sinh beta-lactamase của vi khuẩn. Giống như các kháng sinh beta-lactam khác, piperacillin được cho là có tác dụng diệt khuẩn thông qua việc ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với một hoặc nhiều protein liên kết với penicilin. Các kháng sinh beta-lactam ức chế bước transpeptid hóa cuối cùng của quá trình tổng hợp peptidoglycan trong thành tế bào vi khuẩn.
Sucrose Dilaurate là gì?
Sucrose Dilaurate là chất phân hủy axit lauric và Sucrose. Sucrose Dilaurate là một Este axit béo Sucrose.
Este axit béo sacaroza là các este của đường sacaroza với các axit béo ăn được. Chúng có thể được điều chế từ sacaroza và metyl và etyl este của axit béo ăn được thường khi có mặt của dung môi. Một quy trình khác là phản ứng chất béo hoặc dầu ăn được và sacaroza để tạo ra một hỗn hợp các este sacaroza của axit béo và mono- và diglycerid, chúng đôi khi được gọi là “sucroglycerid”.
Este axit béo Sucrose gồm Sucrose Dilaurate, Sucrose Distearate, Sucrose Hexaerucate; Sucrose Hexaoleate / Hexapalmitate / Hexastearate, Sucrose Hexapalmitate,.... bao gồm sucrose, còn được gọi là đường ăn, kết hợp với các axit béo cụ thể khác nhau, hoặc sucrose kết hợp với hỗn hợp các axit béo từ các loại thực vật cụ thể (Sucrose Cocoate, Sucrose Polycottonseedate, Sucrose Polypalmate, Sucrose Polysoyate). Nhiều axit béo, bao gồm Axit Stearic, Axit Lauric, Axit Myristic, Axit Oleic, Axit Palmitic và Axit Dừa có trong thực phẩm.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sucrose Fatty Acid Esters được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như sản phẩm tắm, sản phẩm làm sạch, sản phẩm trang điểm, chế phẩm tay và cơ thể, sản phẩm chống nắng và dầu gội.
Sucrose Dilaurate là chất bột màu trắng. Mặc dù được sản xuất từ sucrose, các este sucrose không có vị ngọt mà nhạt hoặc đắng.
Công thức hóa học của Sucrose Dilaurate
Các tính chất của Sucrose Dilaurate là:
Ổn định nhiệt
Điểm nóng chảy của Sucrose Dilaurate là từ 40 ° C đến 60 ° C.. Các este sucrose có thể được đun nóng đến 185 ° C mà không làm mất chức năng của chúng.
PH ổn định
Sucrose Dilaurate bền trong pH từ 4 đến 8, vì vậy chúng có thể được sử dụng như một chất phụ gia trong hầu hết các loại thực phẩm. Ở pH cao hơn 8, quá trình xà phòng hóa (thủy phân liên kết este để giải phóng sacaroza ban đầu và muối của axit béo) có thể xảy ra. Quá trình thủy phân cũng có thể xảy ra ở pH thấp hơn 4.
Điều chế sản xuất Sucrose Dilaurate
Sucrose pha loãng có thể được phân tích bằng phương pháp HPLC pha ngược (RP) này với các điều kiện đơn giản. Pha động chứa axetonitril (MeCN), nước và axit photphoric. Đối với các ứng dụng tương thích với Mass-Spec (MS), axit photphoric cần được thay thế bằng axit formic. Các cột hạt nhỏ hơn 3 µm có sẵn cho các ứng dụng UPLC nhanh. Phương pháp sắc ký lỏng này có thể mở rộng và có thể được sử dụng để phân lập các tạp chất trong quá trình phân tách chuẩn bị. Nó cũng thích hợp cho dược động học.
Cơ chế hoạt động
Nhóm chất này rất đáng chú ý đối với phạm vi cân bằng ưa nước-ưa béo (HLB) mà nó bao gồm. Phần gốc sacaroza phân cực đóng vai trò là phần cuối ưa nước của phân tử, trong khi chuỗi axit béo dài đóng vai trò là phần cuối ưa béo của phân tử. Do đặc tính lưỡng tính này, các este sucrose hoạt động như chất nhũ hóa; tức là chúng có khả năng liên kết đồng thời cả nước và dầu.
Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, succinic acid (axit succinic) là một loại axit hữu cơ no 2 chức, tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi.
Ngoài cái tên axit succinic, người ta còn gọi loại axit này là axit hổ phách. Hổ phách là một loại vật liệu quý quen thuộc, dù vậy đặc tính của axit hổ phách (được chiết xuất lần đầu từ hổ phách nên có tên này) lại chưa được nghiên cứu sâu.

Succinic acid được tìm thấy tự nhiên trong hổ phách và mía. Với mục đích thương mại, axit succinic được dùng trong lĩnh vực chăm sóc da cũng như được sử dụng rất tích cực trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm cho các mục đích khác nhau.
Trong chăm sóc da, succinic acid acid có thể dùng kết hợp cùng hyaluronic acid để mang lại hiệu quả đáng kể trên da, cụ thể như bổ sung dưỡng ẩm, nâng da và làm mịn vẻ ngoài da. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có tác dụng tẩy tế bào chết cũng như làm giảm chứng tăng sắc tố da sau thời gian sử dụng.
Ở khía cạnh sức khỏe, do là một chất chống oxy hóa mạnh, axit succinic có khả năng giúp phục hồi hệ thần kinh và hỗ trợ cho hệ miễn dịch, bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể và bộ não, nâng cao sự nhận biết, tập trung, khả năng phản xạ và giảm căng thẳng.
Điều chế sản xuất
Trong lịch sử, bằng cách chưng cất hổ phách mà người ta thu được succinic acid. Bên cạnh đó, loại axit này còn được sản xuất từ dầu mỏ nhưng phương pháp này rất tốn kém cũng như gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Về sau, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất axit succinic bằng công nghệ sinh học. So với các phương pháp truyền thống, phương pháp mới này chi phí thấp hơn 20% cũng như thân thiện môi trường hơn.
Quá trình sản xuất axit succinic theo công nghệ sinh học sẽ dùng nguyên liệu glucoza (đường gluco) - được tìm thấy từ quá trình chiết xuất từ củ cải đường hoặc mía đường. Ngoài đường gluco, người ta còn sử dụng gỗ làm nguyên liệu vì xenluloza trong gỗ có thể được chuyển hóa thành glucoza dưới tác động của axit.
Sulfur trong mỹ phẩm là gì?
Sulfur (lưu huỳnh) là nguyên tố tự nhiên có sẵn rất phong phú tại các vùng núi lửa và có thể được tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfur và sulfate có màu vàng chanh.
Lưu huỳnh tinh khiết cũng có mặt trong các khoáng chất khác như thạch cao, muối Epsom. Acid sulfuric (H2SO4) là dạng được sử dụng phổ biến nhất của sulfur.
Theo nghiên cứu, ngay từ thời xa xưa, sulfur đã được sử dụng điều trị các vấn đề liên quan đến làn da như viêm da, gàu, rosacea và mụn cóc…

Người La Mã đã biết tắm trong nước ấm chứa lưu huỳnh để chữa các loại mụn ngứa, hay người Ai Cập cổ đại đã dùng lưu huỳnh để tạo ra loại thuốc bôi điều trị bệnh chàm. Thậm chí, từ hơn 2000 năm trước, giới y học cổ truyền Trung Quốc đã tìm thấy sulfur và đưa vào làm thuốc mỡ chăm sóc da. Vào thời Trung cổ, việc đắp mặt nạ lưu huỳnh giúp làm trắng da, giảm thâm nám cũng đã rất phổ biến.
Ngày nay, trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, loại khoáng chất này vẫn thường được đưa vào công thức các thành phần điều chế sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là trong sản phẩm đặc trị mụn trứng cá.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng mụn của da mà nồng độ sulfur thường dùng trong mỹ phẩm sẽ có liều lượng phù hợp.
Cơ chế hoạt động của Sulfur khi trị mụn
Trong điều trị mụn trứng cá, sulfur có cơ chế hoạt động tương tự benzoyl peroxide và axit salicylic. Tuy nhiên, sulfur thường được ưa chuộng cho người có làn da nhạy cảm vì hoạt chất này tác động nhẹ nhàng trên da hơn.
Sulfur có cơ chế làm giảm dầu thừa cũng như làm dịu vết mụn đỏ. Thành phần này tác động làm khô lớp tế bào da trên cùng, thúc đẩy lớp biểu bì khô lại và bong tróc theo cách sau đây:

-
Làm khô bề mặt da, loại bỏ dầu thừa, giảm độ bóng dầu trên da.
-
Tiếp theo, sulfur sẽ làm da bong tróc, tẩy đi lớp tế bào chết giúp cho lỗ chân lông được sạch sẽ, thông thoáng hơn. Đồng thời, mụn cũng khô và bong ra theo lớp da trên cùng.
-
Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lưu huỳnh còn loại bỏ vi khuẩn mụn nằm ẩn sâu trong lỗ chân lông, hiệu quả ngăn ngừa mụn hình thành trở lại. Đó là lý do vì sao lưu huỳnh thích hợp để điều trị mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm, trong khi BHA và AHA hiệu quả dùng điều trị mụn đầu trắng, đầu đen.
Kẽm là gì?
Kẽm (Zn), nguyên tố hóa học, một kim loại có độ nóng chảy thấp thuộc Nhóm 12 (IIb, hoặc nhóm kẽm) của bảng tuần hoàn, rất cần thiết cho sự sống và là một trong những kim loại được sử dụng rộng rãi nhất. Kẽm có tầm quan trọng thương mại đáng kể.
Kẽm (ZinC) là một nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cơ thể con người, là một chất dinh dưỡng đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể bạn. Bởi vì cơ thể bạn không sản xuất kẽm một cách tự nhiên, bạn phải lấy nó thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng của cơ thể người
Điều chế sản xuất
Kẽm kim loại xuất hiện muộn hơn nhiều so với các kim loại thông thường khác. Đồng, chì, thiếc và sắt có thể được lấy làm kim loại nóng chảy bằng cách nung quặng oxit của chúng với than (cacbon), một quá trình được gọi là khử, trong các lò trục, được phát triển khá sớm trong lịch sử. Tuy nhiên, kẽm oxit không thể bị khử bởi cacbon cho đến khi nhiệt độ đạt được cao hơn nhiệt độ sôi tương đối thấp của kim loại (907oC). Vì vậy, các lò nung được phát triển để nấu chảy các kim loại khác không thể tạo ra kẽm. Đôi khi có thể tìm thấy một lượng nhỏ kẽm kim loại trong ống khói của lò luyện chì.
Kẽm kim loại được sản xuất bằng cách rang quặng sunfua và sau đó rửa trôi sản phẩm bị oxy hóa trong axit sunfuric hoặc nấu chảy trong lò cao. Kẽm được lấy từ dung dịch lọc bằng điện phân hoặc được ngưng tụ từ khí lò cao và sau đó được chưng cất các tạp chất.
Cơ chế hoạt động
Kẽm được tìm thấy ở nồng độ cao trong các tế bào hồng cầu như một phần thiết yếu của enzyme carbonic anhydrase, chất này thúc đẩy nhiều phản ứng liên quan đến chuyển hóa carbon dioxide. Kẽm có trong tuyến tụy có thể hỗ trợ việc lưu trữ insulin. Kẽm là thành phần của một số men tiêu hóa chất đạm trong đường tiêu hóa.
Sản phẩm liên quan










